Vấn đề thanh toán khoản vay tiêu dùng tại thời điểm khủng hoảng kinh tế hiện nay


2nd Nov 2021, Góc nhìn về thị trường

Đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và thu nhập của người dân tại mọi quốc gia trên thế giới. Sự tàn phá nặng nề của dịch bệnh vẫn chưa thực sự dừng lại, đẩy các quốc gia và nền kinh tế rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nặng nề chưa từng có. Chưa có con số thống kê cụ thể về những mất mát, thiệt hại gây ra đối với các doanh nghiệp lớn trên nhiều quốc gia. Có thể nhận định rõ ràng rằng, việc quản lý tín dụng và thu hồi nợ tại thời điểm này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Người tiêu dùng đang gặp phải những khó khăn về tài chính sau khi thu nhập bị cắt giảm trầm trọng, cùng lúc đó, các tổ chức cho vay cũng chưa xác định được cụ thể mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đối với doanh thu và hoạt động của mình.

 

Giải pháp nào để các nhà kinh doanh tài chính có thể bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người vay vào thời điểm cực kỳ nhạy cảm này?

 

Trước tình hình này, người dân gần như đã dùng hết toàn bộ số tiền tiết kiệm để trang trải cuộc sống hàng ngày trong khi thu nhập bị cắt giảm, và giá trị các tài sản hiện có đang về mức thấp nhất. Một số cá nhân khác phải tìm cách kéo dài tình thế thông qua các khoản vay tài chính, và những người đang ngập trong khoản nợ trước đây ngày càng gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán nợ đúng hạn. Chính phủ cũng đã đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm hỗ trợ người dân một cách tối đa như giãn nợ, trợ cấp tiền lương tối thiểu cho người lao động mất việc làm do dịch, giảm lãi suất vay cá nhân và doanh nghiệp, v.v. Tuy nhiên, lúc này việc thúc đẩy tín dụng không quan trọng bằng vấn đề giải tỏa các khoản dư nợ xấu hiện tại từ các ngân hàng và tổ chức cho vay tài chính.

 

Tình hình hiện tại của người vay

 

Cuộc khủng hoảng Covid 19 mang đến những bất lợi không chỉ đối với người vay mà cả những doanh nghiệp kinh doanh tín dụng. Với chính sách giãn cách xã hội tại hầu hết các nước, cộng thêm việc các doanh nghiệp bị tạm dừng hoạt động trong một thời gian dài, nền kinh tế bắt đầu chìm vào suy thoái với GDP bình quân duy trì ở mức trung bình 4% dưới xu hướng do năng suất thấp hơn, vốn dự trữ giảm và tỷ lệ thất nghiệp cao. Nhiều doanh nghiệp nhỏ, cá nhân và người tiêu dùng bị mất thu nhập, tiền lương và thâm hụt toàn bộ nguồn vốn. Các khoản tiết kiệm dự phòng đã được tận dụng ở mức tối đa. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân vẫn không đủ sức để trang trải các khoản nợ đúng hạn. Để xem xét tác động này, theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi PaisaBazaar.com đối với 8000 người về tình hình thu nhập trong cuộc khủng hoảng COVID, gần 65% người tham gia nói rằng đại dịch đã có tác động tiêu cực về thu nhập của họ. Chỉ 40% số người tận dụng được việc kinh doanh trong thời gian giãn cách xã hội nhưng chỉ đủ sức thanh toán EMI của họ và 55% số người được hỏi cho biết họ sẽ thương lượng với ngân hàng và các tổ chức cho vay để cơ cấu lại khoản vay dưới một số hình thức hỗ trợ. Tại Indonesia, các khoản cho vay được cơ cấu lại đã tăng lên khoảng 18,6% tổng các khoản cho vay vào tháng 8 năm 2020 và có thể tiếp tục nhích lên. (S&P Toàn cầu)

Một vấn đề khác mà hầu hết những người có khoản vay hộ gia đình nhỏ đều gặp phải là thiếu nguồn vốn để tái khởi động hoạt động kinh doanh. Do dòng tiền giảm cũng như thu nhập bị cắt bỏ gần như hoàn toàn, giá trị tín dụng của hầu hết những người đi vay này đã giảm sút nặng nề. Hơn nữa, việc thiếu vốn và cạn kiệt nguồn thu tại các tổ chức tài chính cũng khiến các tổ chức này dễ bị ảnh hưởng bởi các thách thức về thanh khoản. Điều này mang đến một thách thức vô cùng lớn trong vấn đề phục hồi kinh tế thông qua các khoản tín dụng mới. Một số báo cáo đã chỉ rõ việc các khoản vay được xét duyệt đã giảm rõ rệt tại Philippines (Dickler 2020; Rivas 2020). Do đó, khi nhu cầu vay bắt đầu tăng lên với các tiêu chuẩn tín dụng chặt chẽ hơn, người cho vay càng khó tiếp cận được những khoản vay tiêu dùng bán lẻ. Trong những tình huống như vậy, người đi vay sử dụng các nguồn vay không hợp pháp (vay nặng lãi) với rủi ro cực kỳ cao trong cả trung và dài hạn

 

Tình trạng hiện tại của các tổ chức tài chính

 

Đồng thời, những tổ chức tài chính cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Nhiều chi nhánh bị ngừng hoạt động, các khoản thu giảm sút cho người vay không thanh toán nợ đúng hạn. Mặc dù căng thẳng tài chính đối với nợ xấu và nợ quá hạn không quá lớn do các biện pháp giảm trích lập dự phòng từ các cơ quan quản lý đưa ra, tuy nhiên, căng thẳng trong danh mục đầu tư là khá rõ ràng. Ví dụ, tại Việt Nam, cơ quan quản lý đã chỉ đạo các ngân hàng mở rộng việc xóa nợ cho những người đi vay bị ảnh hưởng bởi COVID-19, và nới lỏng các yêu cầu về phân loại khoản vay và trích lập dự phòng. Các ngân hàng có thể sắp xếp lại các khoản thanh toán gốc / lãi cho những người đi vay bị ảnh hưởng trong tối đa một năm. Các ngân hàng được xếp hạng đã điều chỉnh lại 1,5% -4% các khoản cho vay của họ vào giữa năm 2020. Do đó, trong khi các ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng vào năm 2020, một phần lớn sẽ bị đẩy sang năm sau do chính sách nhà nước đề ra. (S&P Toàn cầu)

Thức thức chính

 

Đây là những thời điểm khó khăn, đòi hỏi các nước châu Á phải vượt qua nhiều thách thức. Đại dịch COVID-19 xảy ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chưa có dấu hiệu dừng lại: tăng trưởng chậm, giá trị nợ quá cao (Ấn Độ, Indonesia), dân số già và bất bình đẳng gia tăng (Indonesia, Ấn Độ, Phillipines). Sự trỗi dậy của cuộc khủng hoảng đặc biệt là ở Ấn Độ, các cuộc biểu tình đòi bỏ lệnh cấm, thiệt hại to lớn về người đã khiến vị thế của các quốc gia này trở nên suy yếu trên trường quốc tế. Nợ xấu vốn đã quá căng thẳng của các ngân hàng có thể đẩy quốc gia này đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ trong trường hợp bất kỳ biện pháp nào liên quan đến cứu trợ và giãn nợ kết thúc. Hơn nữa, tại Indonesia, quốc gia vẫn còn quá phụ thuộc vào khu vực kinh tế phi chính thức, sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý và chính phủ gần như khó tiếp cận với người dân hơn. Trong một kịch bản khắc nghiệt như vậy, các rủi ro liên quan đến các hoạt động thu nợ truyền thống, các khoản phí phát sinh, thay đổi lãi suất, thiếu minh bạch và cho vay nặng lãi phi đạo đức, v.v. vẫn duy trì ở mức cao.

 

Giải pháp đối phó với thách thức hiện tại

 

 

 

Kết luận

 

Trong cuộc khủng hoảng này, nhiệm vụ của các tổ chức tài chính, cơ quan quản lý và chính phủ là chung tay lập kế hoạch cho một chính sách hỗ trợ hiệu quả và công bằng. Trong khi các ngân hàng không thể nới lỏng tiêu chuẩn bảo lãnh phát hành cũng như xét duyệt các hồ sơ đăng ký vay một cách dễ dàng, các tổ chức này cũng không thể thực hiện những biện pháp xử lý nợ phi nhân đạo đối với người vay. Trước tình hình này, các tổ chức tài chính, nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo người đi vay được đối xử nhân văn và có trách nhiệm. Phương pháp tiếp cận tập trung, đánh giá khách hàng dựa trên các biện pháp phân tích dữ liệu hiện đại của công nghệ và thực hiện giao tiếp cởi mở với khách hàng là bước đi tiên quyết trong quá trình giải quyết những khó khăn hiện tại mà cuộc khủng hoảng về tài chính này mang lại.